Ứng dụng than hoạt tính trong xử lý ao hồ nuôi thủy sản
Trong nuôi trồng thủy nói chung và nuôi tôm, cá nói riêng, khâu chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước luôn được đánh giá là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm, cá. Nếu không tạo điều kiện tốt nhất cho thủy, hải sản sống, sẽ làm con giống dễ mắc bệnh, sinh trưởng vá phát triển chậm. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán.
Tại sao phải lọc nước nuôi tôm, nuôi cá, thủy hải sản khác?
Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản thường chứa rất nhiều các tác nhân gây bệnh. Các sinh vật phù du, giáp xác, rong tảo, vi sinh vật gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước và gây dịch bệnh cho cá, tôm. Do vậy trước khi thả vật nuôi vào bắt buộc phải được xử lý, loại bỏ các mầm bệnh.
Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho thủy, hải sản khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều bệnh loại bệnh. Chính vì vậy phải lọc sạch nước trước và trong quá trình nuôi để có một kỳ bội thu.
Cơ chế hoạt động của than hoạt tính khi xử lý ao hồ
Trong hệ thống xử lý nước ao hồ nuôi thủy sản gồm có túi lọc và lõi lọc bằng than hoạt tính được sử dụng để lọc cặn, các phân tử than sẽ khử trùng, hấp thụ kim loại nặng và các thành phần gây ức chế sinh trưởng của các cá thể tôm cá.
Lựa chọn than hoạt tính trong xử lý áo hồ nuôi thủy sản:
- Than hoạt tính với nhiều lỗ xốp nhỏ có thể hấp phụ các chất độc, tạo giá thể cho các vi khuẩn có lợi hoạt động. Than dạng bột mịn thường được dùng để xử lý nước ao hồ.
- Ngoài ra, lớp than lắng đọng củng cố thêm lớp bùn sáng phía trên, tạo thành rào cản ngăn H2S đi vào nước làm chết tôm.
- Lọc sạch nước trong ao hồ trước khi thả con giống nhằm loại bỏ các tạp chất hoặc chất độc có trong nước, giảm mầm bệnh, rong tảo và cặn bẩn trong nước.
- Diệt hầu hết các loại vi khuẩn, vi rút, phòng và diệt nguồn bệnh trong ao nuôi, ổn định màu nước.
- Khử mùi hôi tanh của nước, đặc biệt đối với những ao nuôi có chất thải hữu cơ từ phân gia súc và gia cầm.
Lợi ích khi dùng than hoạt tính xử lý ao hồ nuôi thủy sản
- Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá.
- Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của tôm, cá.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên.
- Ổn định pH (dao động từ 8,0 – 8,3 trong suốt quá trình nuôi),
- Màu nước: tháng thứ nhất độ trong từ 25 – 35cm, sau tháng thứ 2 trở đi thì nước đục.
- Giảm Nitrit, Nitrat, giảm mùi hôi của các khí độc, kiểm soát hiệu quả sự kết váng trên bề mặt và bùn đáy ao, tạo môi trường ổn định. Hàm lượng khí độc NH3 < 0,01mg/lít, NH4+ <0,2 mg/lítgiúp con tôm phát triển tốt, ít dịch bệnh, sản lượng cải thiện rõ rệt, từ 7 đến 8 tấn một hecta mỗi vụ trước đây tăng lên thành 10 tấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét